![]() Tư vấn và đặt mua thẻ qua điện thoại : 0473053868 (8h-21h)![]() ĐĂNG PHẢN HỒI CỦA BẠN CHO BÀI HỌC NÀY
Chú ý: Nội dung gửi không nên copy từ Office word![]() Chèn biểu tượng cảm xúc
Bạn phải đăng nhập để sử dụng chức năng này
![]()
CÁC Ý KIẾN BÌNH LUẬN - PHẢN HỒI VỀ BÀI HỌC NÀY
Bài học trước
Bài học sau
Cùng thể loại
|
Để tra nghĩa một từ, bạn hãy click chuột hai lần vào từ đó.
Tổng đài hỗ trợ trực tuyến
Tel: 024 73 080 123 (8h30-21h) HỎI ĐÁP NHANH
Mời các bạn click vào đây để tham gia thi đấu tiếng Anh trực tiếp - và click vào đây để tham gia luyện nói qua video chat - 2 tính năng đầy hứng thú và kịch tính mới ra mắt của Tiếng Anh 123.
Chỉ thành viên VIP mới được gửi câu hỏi ở mục này. Nếu nói bậy bạn sẽ bị xóa nick.
Giúp bạn giải bài tập các mônTHỐNG KÊ
Chúc mừng 5 thành viên VIP mới nhất: |
Bài giảng trước đã giúp các bạn xác định được những khả năng và kỹ năng của mình, còn bài giảng hôm nay sẽ liệt kê những thành phần chủ yếu mà một bản lý lịch thường thấy để tạo dựng cho các bạn phần cơ sở giúp xác định nội dung cơ bản của CV.
Thông thường một bản lý lịch sẽ gồm có những thành phần cơ bản sau:
Những thành phần trên không hạn chế, vì vậy các bạn nên sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất, phù hợp nhất với hoàn cảnh của bạn. Các bạn hãy sắp xếp chúng theo quy tắc phần quan trọng nhất sẽ xuất hiện ở trên cùng còn phần dưới cùng là những thông tin ít được quan tâm nhất.
Phần tiếp theo bài giảng sẽ mô tả cho các bạn cụ thể từng thành phần cũng như đưa ra những gợi ý giúp bạn chuẩn bị bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng cho mỗi thành phần. Những thông tin đó sẽ là bản lý lịch nháp trước khi các bạn đưa ra bản chính thức.
Các bạn hãy quan sát kỹ 4 chỉ dẫn sau:
Yana Parker miêu tả bản mẫu với phần cấu trúc rất chi tiết, cung cấp những phần hỗ trợ về đồ họa rất sinh động để đưa ra sản phẩm cuối cùng.
Ngoài ra phương án này còn đưa ra những hướng dẫn rõ ràng về những loại thông tin sẽ xuất hiện trong mỗi phần, vị trí cụ thể của chúng.
Làm thế nào để liên kết mỗi phần thành một bản tập trung, mạch lạc và súc tích cũng là một vấn đề được đưa ra trong phương án đó.
Yana Parker cũng cảnh báo rằng bản tóm tắt của các bạn sẽ không giống hoàn toàn phần mẫu mà phải phù hợp với khổ, mẫu của bản lý lịch.
Sau đây các bạn hãy đi tìm hiểu chi tiết từng thành phần của bản lý lịch:
1. Professional/ Career/ Vocational/ Research Objectives ( Mục đích chuyên nghiệp/ nhà nghề/ nghề nghiệp/ nghiên cứu)
Đây là phần đầu tiên của bản lý lịch, đưa ra mục đích hay lý do bạn chuẩn bị và nộp bản lý lịch. Phần mục đích của bạn có thể chỉ cần gói gọn trong một câu cũng có thể là một đoạn văn ngắn nhưng cả hai đều phải đưa ra được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn khi viết bản lý lịch này.
Các bạn hãy chắc chắn rằng mình đã nghiên cứu kỹ tất cả những chương trình đã tốt nghiệp hoặc chuyên nghiệp và những khu vực tuyển dụng khiến bạn thấy hứng thú. Sau đó các bạn hãy liên kết phần mục tiêu đã được trình bày một cách rõ ràng và lôgíc của mình với chương trình hoặc vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Ngoài ra các bạn nên tránh sử dụng ngôn ngữ tối nghĩa, mơ hồ để có thể truyền đạt đúng nhất mục đích của bạn.
Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng.
Professional/ Career/ Vocational/ Research Objectives
Mục đích chuyên nghiệp/ nhà nghề/ nghề nghiệp/ nghiên cứu
2. Education (Học vấn)
Mục đích của phần này là đưa ra những khóa học các bạn đã từng tham gia, cung cấp những trường học bạn đã tốt nghiệp và những trường chuyên nghiệp mà bạn đã học. Qua đó nhà tuyển dụng tương lai của bạn sẽ nắm được tình hình chung về quá trình học tập của bạn.
Cụ thể, ở phần này các bạn nên đưa ra những thông số sau:
Các bạn hãy đặt những bằng cấp mà bạn đã tốt nghiệp cũng như những khóa học mà bạn đã hoàn thành đứng trước những văn bằng bạn chưa tốt nghiệp. Những thành tựu đáng kể như điểm cao trong một số môn cụ thể hoặc bất kỳ kiến thức nền bao quát nào bạn thu được trong quá trình học tập các bạn hãy làm nổi bật chúng. Nếu các bạn là sinh viên chưa tốt nghiệp hay là ứng cử viên cho những giải thường danh giá, có giá trị các bạn hãy đề cập điều đó trong phần này.
Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng.
Education
Học vấn
3. Coursework (Khóa học)
Các bạn hãy dùng những bản sao mới nhất đưa ra đầy đủ thông tin về tên khóa học, miêu tả ngắn gọn những điểm được đánh giá cao của khóa học. Nhờ vậy nhà tuyển dụng mới có thể phân tích rõ ràng xem nội dung của khóa học có phù hợp với yêu cầu của công việc hay không. Ngoài ra nếu bạn đưa ra số điểm mà bạn đã đạt được của một số môn học sẽ rất thuận lợi trong việc nêu bật sự thể hiện xuất sắc của bạn.
Các bạn hãy liệt kê tất cả các cả các khóa học có thể hỗ trợ và làm tăng thêm mục đích chuyên nghiêp, công việc hoặc nghiên cứu của bạn.
Ví dụ, nếu như mục đích của bạn là tìm một vị trí về cố vấn tài chính có liên quan đến tiếng Đức và kiểm toán, chúng tôi gợi ý các bạn nên liệt kê những khóa học sau:
Khóa học
Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng.
Coursework
Khóa học
4. Honors/Achievements/Awards/Kudos (Thành tích, giải thưởng)
Các bạn hãy liệt kê và miêu tả sơ lược những thành tích đáng kể, được công nhận mà bạn đã đạt được. Chúng có thể là thành tích học tập, những hoạt động cộng đồng, giải thưởng của khoa, giải thưởng thuộc thể thao. Ngoài ra các bạn cũng nên liệt kê những giải thưởng của của trưởng khoa, những xuất học bổng, những thành tích về chuyên môn hay đơn thuần chỉ là việc bạn là thành viên của một tổ chức chuyên ngành.
Cũng giống như quy tắc chung, các bạn nhớ không đưa ra những thành tích hay giải thưởng từ thời trung học. Điều đó làm giảm giá trị của những thành tích hay giải thưởng của giai đoạn bạn sắp hoặc đã tốt nghiệp.
Tuy nhiên, nếu như bạn có thành tích hay hay giải thưởng nào đặc biệt mà bạn muốn giới thiệu, các bạn hãy bàn bạc với những chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực này hoặc với giáo sư, người thầy thông thái của bạn xem có nên đưa chúng vào bản lý lịch hay không.
Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng.
Honors/Achievements/Awards/Kudos
Thành tích, giải thưởng
5. Thesis/Dissertation Abstract (Phần tóm tắt luận văn, luận án)
Các bạn hãy tóm tắt ngắn gọn phần luận văn, luận án của mình rồi đưa thông tin đó vào bản lý lịch. Chúng có thể bao gồm tên đầy đủ của luận văn, luận án đó, ngày hoặc kỳ nộp bài. Các bạn hãy tham khảo ý kiến của những chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực này hoặc với giáo sư, người thầy thông thái để đưa ra đoạn tóm tắt chất lượng, phù hợp và được đánh giá cao.
Các bạn hãy lưu ý, một số môn học (ví dụ: Hóa học, Tâm lý học) sẽ có những mẫu viết tóm tắt riêng. Chính vì vậy nếu như bạn gặp phải những môn học như vậy các bạn hãy cố gắng tìm những sách hướng dẫn riêng cho lĩnh vực của bạn. Do phần mẫu cho từng môn học quá rộng, thời lượng của bài giảng không cho phép nên chúng tôi chỉ đưa ra tên một số sách để các bạn có thể tham khảo, tìm đọc nếu những môn học của bạn cần có những mẫu viết riêng.
Successful Writers Tell All About the Equipment & Services They
Find the Best. New York: HarperCollins, 1990.
American Psychological Association. 4th ed. Washington, DC:
American Psychological Association, 2001.
Manual for Authors and Editors. Washington, DC: American
Chemical Society, 1997.
York: Quadrangle New York Times Book Co., 1999.
Cambridge University Press, 2002.
Congress of the U.S., Congressional Budget Office, 1984.
Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng.
Thesis/Dissertation Abstract
Phần tóm tắt luận văn, luận án
6. Research Interests (Sở thích nghiên cứu)
Các bạn hãy cố gắng miêu tả thật chi tiết, chính xác và rành mạch sở thích nghiên cứu của mình. Các bạn hãy cố gắng cân bằng giữa việc miêu tả rõ ràng và khái quát. Rõ ràng, rành mạch để đảm bảo sự phù hợp giữa mục đích của bạn và chương trình, vị trí bạn đang muốn dự tuyển. Và miêu tả khái quát để loại bớt những phần không cần thiết mà bạn đang theo đuổi trong trường hợp mục đích nghiên cứu của các bạn khá linh hoạt.
Làm cho bài viết cân bằng giữa hai yếu tố kể trên quả thực rất khó. Chính vì vậy phần này của bản lý lịch thường phải có sự tham khảo ý kiến, thảo luận với các giáo sư, giáo viên, đại diện của trường học và nhóm tuyển dụng sau này.
Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng.
Research Interests
Sở thích nghiên cứu
7. Research and/or Laboratory Experience (Kinh nghiệm làm nghiên cứu và (hoặc) thí nghiệm)
Các bạn hãy đưa ra chi tiết, cụ thể những kinh nghiệm làm nghiên cứu và thí nghiệm của bạn. Ngoài ra để có thể tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng các bạn hãy đưa thông tin về kinh nghiệm hữu ích đối với vị trí mà bạn ứng tuyển. Hơn thế nữa các bạn hãy nhớ nêu tên gọi của từng dự án cũng như những thông tin liên quan đến việc xuất bản hoặc có tiềm năng xuất bản dự án đó.
Bên cạnh đó, các bạn cũng nên liệt kê tên của những giáo sư và những cá nhân khác đã và đang giám sát quá trình nghiên cứu của bạn. Điều đó khiến những thông tin bạn đưa ra xác thực và đáng tin cậy hơn.
Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng.
Research and/or Laboratory Experience
Kinh nghiệm làm nghiên cứu và (hoặc) thí nghiệm
8. Teaching Interests and Experience ( Kinh nghiệm và sở thích giảng dạy)
Ở phần này, các bạn chỉ nên miêu tả những kinh nghiệm và sở thích giảng dạy có thể đưa ra những tư liệu làm dẫn chứng. Có như vậy bạn mới chiếm được lòng tin của nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên bạn cũng có thể đưa thêm vào bản lý lịch của mình những kinh nghiệm như làm trợ giảng hay kinh nghiệm lãnh đạo một nhóm học ở những phòng thí nghiệm hoặc nghiên cứu.
Teaching Interests and Experience
Kinh nghiệm và sở thích giảng dạy
Phần còn lại của bài sẽ được giới thiệu cho các bạn ở bài giảng tiếp theo.